Search

THỰC HIỆN VIỆC ĐĂNG KÝ LẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP SỬA ĐỔI BỔ SUNG SỐ 37/2013/QH13


Điều 170 Luật Doanh Nghiệp 2005 (LDN), trước đây đã được sửa đổi bởi Điều 3 Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của các luật lien quan đến đầu tư xây dựng cơ bản 2009 (sau đây gọi là Điều 170), quy định về tình trạng pháp lý của Doanh nghiệp có vốn Đầu Tư Nước Ngoài (DN FDI) thành lập trước ngày hiệu lực của LDN (ngày 01 tháng 7 năm 2006), theo đó doanh nghiệp có quyền chọn (i) đăng ký lại hoạt động kinh doanh theo luật mới trước ngày 01 tháng 07 năm 2011 hoặc (ii) không đăng ký lại.

Nếu chọn phương án đăng ký lại, doanh nghiệp sẽ có được toàn bộ và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của DN FDI quy định tại LDN. Trong khi đó, đối với lựa chọn không đăng ký lại, DN FDI sẽ bị hạn chế trong việc xin mở rộng ngành nghề kinh doanh, gia hạn thời gian dự án và chỉ được cho phép hoặt động trong thời hạn hoạt động đã được xét duyệt ghi nhận trên Giấy Chứng Nhận Đầu Tư (GCNĐT) (thông thường là 20 năm).

Mục đích của Điều 170 khi được ban hành là nhằm đưa ra một khung lựa chọn cho các DN FDI đang hoạt động trước việc LDN mới có hiệu lực,, thúc đẩy họ thực hiện đăng ký lại theo luật mới để thuận tiện cho việc quản lý của Nhà nước, cũng như để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của chính DN được tốt hơn. Tuy nhiên, cho đến tháng 12 năm 2012, mới chỉ có khoảng 3.000 DN FDI (trong tổng số 6.000) nộp đơn thực hiện thủ tục đăng ký lại. 3.000 DN FDI còn lại mang theo rủi ro bị giải thể khi thời hạn hoặt động trên GCNĐT đã được cấp chấm dứt mà họ không có quyền nộp đơn xin gia hạn dự án.

Một trong những vấn đề cần lưu ý là mặc dù lựa chọn đăng ký lại hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào DN FDI, nhưng việc không đăng ký lại không chỉ ảnh hưởn g đến chính bản than DN mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Do đó, để giải cứu các DN FDI chưa thực hiện việc đăng ký lại khỏi những rủi ro trên, cũng như duy trì các hoạt động đầu tư nước ngoài bình thường, Chính Phủ đã đề xuất điều chỉnh đối với Điều 170.

Bằng Luật số 37/2013/QH13 gần đây, Quốc Hội đã sửa đổi Điều 170 (Luật Sửa Đổi). Theo LDN sửa đổi, Điều 170 vẫn cho các DN FDI hai lựa chọn, hoặc đăng ký lại hoặc không. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ của các DN FDI trong hai lựa chọn mới này có phần mở và thực tế hơn so với các quy định cũ. Đối với lựa chọn đầu tiên, quy định về thời hạn đểnộp đơn đăng ký lại đã được bãi bỏ, theo đó, cho phép các DN FDI có toàn quyền quyết định một thời điểm thích hợp với hoặt động kinh doanh của mình để đăng ký lại theo LDN hiện hành. Riêng đối với các doanh nghiệp FDI đã hết thời hạn hoặt động nhưng chưa thực hiện thủ tục giải thể Doanh nghiệp và có đề nghị được tiếp tục hoạt động phải tiến hành đăng ký lại trước ngày 01 tháng 2 năm 2014 theo các điều kiện do Chính Phủ quy định. Lựa chọn thứ hai – không đăng ký lại – cũng được tối ưu hóa qua việc cho phép DN FDI tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh bình thường theo GCNĐT và điều lệ DN hiện thời; còn các nội dung, hoạt động nằm ngoài GCNĐT hiện thời thì sẽ hoạt động theo quy định của LDN. Điều này có nghĩa là việc xin thay đổi hoặc điều chỉnh GCNĐT là vẫn có thể, miễn là doanh nghiệp tuân thủ theo quy định hiện thời của LDN. Cụ thể hơn, LDN sửa đổi quy định rằng DN được phép điều chỉnh, bổ sung ngành nghề kinh doanh miễn là sự thay đổi đó không ảnh hưởng đến thời hạn hoạt động của DN. Nếu việc điều chỉnh đó có ảnh hưởng đến thời hạn hoạt động hoặc nếu DN muốn thay đổi thời hạn hoạt động của mình thì DN buộc phải tiến hành đăng ký lại.

Nhìn chung, LDN Sửa đổi đưa ra hướng giải quyết thực tiễn hơn dành cho các DN FDI chưa đăng ký lại sau ngày 01 tháng 7 năm 2006 trong việc quyết định doanh nghiệp của mình sẽ tiếp tục hoạt động theo sự điều chỉnh nào khi LDN sửa đổi có hiệu lực.

Chi tiết vui lòng xem luật số 37/2013/QH13

Japan
Vietnam