Search

Việt Nam – điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài


Hàng trăm dự án FDI với quy mô lớn đầu tư vào Việt Nam mỗi năm đã khẳng định tiềm năng, lợi thế của Việt Nam.

Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2013, Việt Nam thu hút  gần 22 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn này đạt mức cao nhất kể từ năm 2008, chất lượng vốn đầu tư từng bước được cải thiện, góp phần giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế.

Điển hình là một số dự án đầu tư có quy mô lớn như: Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Thanh Hóa của nhà đầu tư Nhật Bản; Samsung Electronics Việt Nam tại Thái Nguyên; Nhà máy nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1 của nhà đầu tư Trung Quốc; LG Electronics Việt Nam của nhà đầu tư Hàn Quốc tại Hải Phòng…

Những lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là công nghiệp chế biến, chế tạo với hơn 600 dự án, tiếp đó là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa, bất động sản…

Những ngày đầu năm mới 2014, Công ty TNHH dầu nhờn Idelmitsu Việt Nam, 100% vốn điều lệ do công ty Idemitsu Kosan (Nhật Bản) sở hữu, trụ sở tại Khu công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng, đã khánh thành và đi vào hoạt động. Điều này một lần nữa khẳng định, Việt Nam là điểm đến cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Ông RYuji Kusaka, Giám đốc Công ty TNHH dầu nhờn Idemitsu Việt Nam cho biết: “Dự án này được đầu tư bởi 100% vốn đầu tư của công ty Idemitsu Kosan (Nhật Bản). Sở dĩ chúng tôi chọn Việt Nam là nơi để đầu tư và xây dựng dự án vì Việt Nam là một đất nước nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên, có nguồn lao động trẻ, dồi dào. Đây sẽ là cơ sở tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh, sản xuất”.

Tình hình đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh, đã tạo ra sức lan tỏa và thúc đẩy nhịp độ phát triển ở các lĩnh vực khác ở nhiều địa phương. Thành phố Hải Phòng là một trong những địa phương thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài với 400 doanh nghiệp của 10 Tập đoàn lớn nằm trong top 500 của thế giới tới đầu tư, với những tên tuổi như: Bridgestone, Nipro Pharma, Fuji Xerox, Posco, LG… Trong đó, Nhật Bản đang vươn lên là quốc gia dẫn đầu trong tổng số 29 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Hải Phòng cả về số dự án và số vốn đầu tư. Tiếp đó là Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc….

Ông Đan Đức Hiệp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng cho biết, từ khi có luật đầu tư đến nay, thành phố đã thu hút được vốn đầu tư trên 26 tỷ đô la Mỹ. Đó là những dự án của các nhà đầu tư lớn, có thương hiệu trên thế giới. Trong năm 2014 và những năm tiếp theo, Hải Phòng sẽ tận dụng lợi thế của mình để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong năm nay và những năm tới, theo ông Hiệp, Hải Phòng tiếp tục thu hút các nhà đầu tư. Hiện nay, có các nhà đầu tư đang khảo sát, đang lập dự án để xin cấp giấy phép cho các nhà đầu tư.

Trong điều kiện các nguồn vốn trong nước gặp khó khăn thì giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một hướng cần ưu tiên để tái cơ cấu nền kinh tế đất nước nhằm giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho, tạo cơ chế gắn kết lâu dài giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, hiện nay, Việt Nam đang phải chọn lựa những dự án đầu tư có công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, ít ô nhiễm môi trường, điều này khiến thu hút vốn đầu tư nước ngoài trở nên khó khăn. Cơ sở hạ tầng Việt Nam chưa tốt, thủ tục hành chính chưa được cải thiện nhiều đã khiến môi trường đầu tư của Việt Nam bị giảm sút. Để thu hút được nhiều hơn nữa các dự án đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng: “Việt Nam cần tái cơ cấu lại nền kinh tế. Hiện nay, Chính phủ đang xây dựng lại các đề án, trong đó vai trò của khu vực đầu tư nước ngoài càng quan trọng hơn.

Vì đây là một lực lượng đem lại những đổi mới trong cơ cấu, nếu tiếp thu tốt sẽ tạo ra những động lực để có được những doanh nghiệp, công nghệ nguồn, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có được năng suất lao động cao, có trình độ quản lý tốt và tạo ra những sản phẩm cạnh tranh không chỉ ở thị trường Việt Nam mà còn ở thị trường quốc tế. Thu hút đầu tư nước ngoài sẽ tạo ra động lực cho tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam và tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng cao cho các doanh nghiệp Việt Nam phải vươn tới”.

Theo các chuyên gia kinh tế, phải có những chiến lược và định hướng rõ ràng để đạt hiệu quả hơn trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cần có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư vào các lĩnh vực là công nghệ cao, công nghiệp sản xuất, công nghiệp phụ trợ; phát triển hạ tầng và thị trường tài chí

Theo Chung Thủy

VOV – Trung tâm tin

http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/viet-nam-diem-den-cua-cac-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-201401120920598736ca33.chn


Japan
Vietnam