Search

Ráo riết M&A để thoát án sở hữu chéo


ngan hangNhiều ngân hàng đang rậm rịch mua bán để thoát “án” sở hữu chéo trước thềm quy định mới của Thông tư 36/2014/TT-NHNN, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 2/2015.

Theo quy định của Thông tư 36/2014/TT-NHNN, các ngân hàng thương mại chỉ được nắm giữ cổ phiếu của tối đa 2 tổ chức tín dụng khác, đồng thời tỷ lệ nắm giữ ở mỗi tổ chức tín dụng không được quá 5%. Các ngân hàng chỉ được “phá rào” quy định trên trong trường hợp mua cổ phiếu để tái cơ cấu, hỗ trợ tài chính cho ngân hàng yếu, trên cơ sở được NHNN chỉ định hoặc chấp thuận.

Trên thị trường, hiện có rất nhiều ngân hàng đang sở hữu quá 5% vốn cổ phần tại ngân hàng khác và tình trạng một tổ chức tín dụng nắm giữ cổ phần của 4 – 5 tổ chức tín dụng khác không phải là hiếm.

Theo quy định của Thông tư 36/2014/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng nếu có tỷ lệ sở hữu vượt mức quy định sẽ phải xây dựng phương án xử lý, trong đó có biện pháp và kế hoạch thoái vốn trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ khi Thông tư có hiệu lực.

Tình trạng sở hữu chéo được coi là một trong những vấn đề nhức nhối nhất của hệ thống ngân hàng hiện nay, là nguyên nhân khiến tình trạng lũng đoạn, thao túng xảy ra tại một số ngân hàng thời gian qua. Vì vậy, việc ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN, theo các chuyên gia, là rất cần thiết để siết lại sở hữu chéo.

Thông tư 36/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/2/2015. Như vậy, chỉ còn 15 tháng nữa để các ngân hàng đưa tỷ lệ sở hữu về mức cho phép. Một trong các giải pháp được các ngân hàng tính đến nhiều nhất là mua bán, sáp nhập.

Theo thông tin của phóng viên Báo Đầu tư điện tử – Baodautu.vn, nhiều ngân hàng đã lên kế hoạch “dọn dẹp” sở hữu chéo. Đơn cử, Maritime Bank đã lên phương án sáp nhập cả MDB lẫn Công ty Tài chính cổ phần Dệt may – hai đơn vị mà Maritime Bank đang sở hữu 10 – 11% cổ phần.

(baodautu.vn 2014年11 月26日)

Japan
Vietnam