Search

Thành lập công đoàn cơ sở của doanh nghiệp, một việc làm cần thiết ?


Sự cần thiết phải thành lập công đoàn cơ sở

Theo thống kê gần đây của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, có đến 60% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 80% doanh nghiệp dân doanh chưa có tổ chức công đoàn cơ sở.

Thực tế cho thấy, vì không có công đoàn cơ sở hoặc có nhưng không phát huy được vai trò, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những rắc rối pháp lý không đáng có và thiệt hại cũng không nhỏ. Một công đoàn cơ sở hiệu quả có thể giúp cân đối lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ chính của công đoàn là: bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản l‎ý doanh nghiệp trong phạm vi quy định của pháp luật; tuyên truyền, giáo dục, động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ. Vì vậy, pháp luật quy định những doanh nghiệp đủ điều kiện phải thành lập tổ chức công đoàn.

Giới thiệu về trình tụ, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở như sau:

I.                    Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

Liên đoàn lao động cấp quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

II.                  Các bước tiến hành:

Bước 1: Doanh nghiệp phải gửi hồ sơ thành lập CĐCS tại văn phòng của Liên đoàn lao động cấp quận, huyện.

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận sẽ trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp. Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Liên đoàn lao động cấp quận, huyện sẽ cấp quyết định thành lập CĐCS cho doanh nghiệp.

Bước 3: Liên đoàn lao động cấp quận huyện sẽ gửi giấy giới thiệu cho doanh nghiệp để doanh nghiệp đến cơ quan công an cấp tỉnh làm đăng ký con dấu pháp nhân của công đoàn.

III. Kết quả của việc thực hiện Thủ tục hành chính:

Nhận quyết định thành lập CĐCS.

IV. Hồ sơ gồm: 

– Bản sao giấy phép đăng ký‎ kinh doanh có chứng thực không quá 6 tháng;

– Công văn đề nghị thành lập Công đoàn cơ sở;

– Danh sách kết nạp đoàn viên;

– Danh sách đề cử Ban chấp hành Lâm thời;

– 01 bản photo báo cáo tình hình sử dụng lao động (có duyệt của Phòng lao động TBXH);

– Đơn đề nghị gia nhập công đoàn của mỗi người lao động tại doanh nghiệp;

– Dự thảo Thỏa ước lao động tập thể.

– 01 ảnh cỡ 2×3 của mỗi người lao động gia nhập công đoàn.

V. Thời hạn giải quyết:

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ tại cơ quan có thẩm quyền.

VI. Yêu cầu điều kiện:

  1. Điều kiện của Công ty phải thành lập tổ chức công đoàn:Các doanh nghiệp có 5 đoàn viên trở lên và được công đoàn cấp trên quyết định thành lập.
  2. Những trường hợp không kết nạp vào tổ chức công đoàn:

Chủ doanh nghiệp, chủ tịch HĐQT, chủ tịch HĐTV TGĐ, GĐ; Phó chủ tịc HĐQT, phó chủ tịch HĐTV, phó TGĐ, phó GĐ được ủy quyền quản lý các doanh nghiệp.

VII. Căn cứ pháp lý: 

Luật công đoàn 2012;

Điều lệ công đoàn Việt Nam 2008;

Hướng dẫn Điều lệ công đoànViệt Nam số 703/HD-TLĐcủa Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ngày 06/05/2009.

Source: http://vi.sblaw.vn/chuyen-muc/thanh-lap-cong-doan-co-so-cua-doanh-nghiep-mot-viec-lam-can-thiet#sthash.pXXbbORB.dpuf

Japan
Vietnam