Search

[Tin tức pháp luật] Tình trạng liên quan đến các quy tắc xuất xứ hàng hóa của Việt Nam

1.  Công văn số 5189/TCHQ-GSQL do Tổng cục Hải quan ban hành

Ngày 13 tháng 8 năm 2019, Tổng cục Hải quan Việt Nam (GDC) đã ban hành công văn số 5189/TCHQ-GSQL đối với Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhằm giải thích các căn cứ pháp luật và phương pháp kiểm tra, xác định xuất xứ, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp.

Đây không phải là chế định pháp luật mới hay là một quy định mang tính quy chuẩn, hướng dẫn, nhưng nó có mục đích là chỉ ra việc tăng cường việc kiểm tra, quản lý, phụ trách đối với Cục Hải quan các tỉnh, thành phố bằng việc chỉ rõ các căn cứ pháp luật của việc kiểm tra giám sát, cơ quan quản lý và các hành vi vi phạm cụ thể.

Nội dung khái quát của Công văn này được quy định như sau:

1, Cơ sở pháp lý để kiểm tra, xác định xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp

Lĩnh vực xuất xứ hàng hóa: Công văn này chủ yếu ghi các căn cứ pháp luật như dưới đây, nội dung chủ yếu ghi chép lại những căn cứ như là Bộ Công thương (MOIT) cung cấp phương châm liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ và tờ khai xuất xứ hàng hóa, Bộ Tài chính (MOF) có thẩm quyền trực tiếp đối với Cục Hải quan các tỉnh, thành phố để xác nhận xuất xứ của sản phẩm xuất nhập khẩu, cơ quan chính quyền có thẩm quyền liên quan đến xuất xứ hàng hóa.

(Căn cứ pháp lý) Khoản 1, Khoản 2 Điều 27 Luật Hải quan số 54/2014/QH13, Khoản 2 Điều 35 Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14, Điều 29 Nghị định 08/2015/ND-CP hướng dẫn thi hành Luật Hải quan, Điều 32 Nghị định số 31/2018/ND-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương liên quan đến các điều khoản xuất xứ hàng hóa.

Lĩnh vực ghi nhãn hàng hóa và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Các yêu cầu về biện pháp phòng vệ thương mại liên quan đến hải quan (kiểm tra, giám sát, đình chỉ thủ tục hải quan) như một phương pháp thực thi bảo hộ quyền lợi bởi người sở hữu tài sản trí tuệ.

(Căn cứ pháp lý) Điều 73 đến Điều 76 Luật Hải quan số 54/2014/QH13, Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, Nghị định 105/2006/ND-CP, Nghị định 43/2017/ND-CP

Lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính: Quy định việc xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về xuất xứ hoặc ghi nhãn hàng hóa v.v..

(Căn cứ pháp luật) Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, Luật Xử phạt vi phạm hành chính số 15/2012/QH13, Nghị định 185/2013/ND-CP, Nghị định 99/2013/ND-CP, Nghị định 131/2013/ND-CP, Nghị định 127/2013/ND-CP, Nghị định 119/2017/ND-CP v.v..

2, Các phương thức, thủ đoạn gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp

a, Khai báo sai, giả tạo xuất xứ hàng hóa:

  • Sử dụng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) giả, khai sai các thông tin được ghi trên C/O nhằm được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định thương mại tự do. 
  • Những doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp FDI) mua hàng hóa, linh kiện để sản xuất, gia công, lắp ráp mà không sản xuất, gia công nhưng khi xuất khẩu ra khỏi Việt Nam thì ghi “xuất xứ Việt Nam”.
  • Nhập khẩu hàng hóa xuất xứ nước ngoài mà khai báo trên C/O là xuất xứ Việt Nam và xuất khẩu sang nước thứ ba.
b, Đối với lĩnh vực ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
  • Hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài khi nhập khẩu về Việt Nam đã ghi sẵn dòng chữ “Made in Vietnam”, “sản xuất tại Việt Nam”, “xuất xứ Việt Nam” để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu.
  • Ghi bằng tiếng Việt các thông tin nhãn hiệu, thiết bị sản xuất, website, trung tâm bảo hành sản phẩm, bao bì sản phẩm, thẻ bảo hành đối với hàng hóa xuất xứ nước ngoài.
  • Lợi dụng văn bản quy phạm pháp luật chưa bắt buộc dán nhãn phụ ngay tại khâu thông quan để nhập khẩu hàng hóa sau đó không dán nhãn phụ theo quy định mà thay đổi nhãn mác, bao bì, tên hàng hóa để tiêu thụ nội địa.
  • Nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
  • Lợi dụng loại hình quá cảnh để vận chuyển hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo xuất xứ Việt Nam.
3, Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát và kiểm soát xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Phân bổ quyền hạn và nhiệm vụ liên quan đến kiểm tra, quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu cho các cơ quan trực thuộc và cơ quan cấp dưới sau:

Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Đơn vị quản lý rủi ro, Đơn vị kiểm tra sau thông quan, Đơn vị kiểm soát hải quan.

2.  Quy tắc xuất xứ hành hóa trong CPTPP

Liên quan đến Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương có hiệu lực ở Việt Nam ngày 14/01/2019, ngày 22/1/2019, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 03/2019/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 8/3/2019 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP. Dưới đây là những điểm khái lược của Thông tư này.

1, Tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa (Khoản 1 Điều 5)
  • Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hay nhiều nước thành viên CPTPP (hàng hóa có xuất xứ thuần túy)
  • Được sản xuất toàn bộ chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ tại lãnh thổ của một hay nhiều nước thành viên CPTPP (hàng hóa sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ)
  • Được sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu không có xuất xứ tại lãnh thổ của một hay nhiều nước thành viên CPTPP với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng tất cả các quy định tương ứng tại Phụ lục I (Quy tắc cụ thể mặt hàng: PSR) ban hành kèm theo Thông tư này (hàng hóa đáp ứng quy tắc PSR).
2, De Minimis (Điều 14, Điều 29)

Deminimis là quy tắc cho phép sử dụng một lượng nhỏ nguyên liệu không có xuất xứ trong hàng hóa sản xuất tại lãnh thổ của quốc gia thành viên vẫn được công nhận là hàng hóa có xuất xứ của quốc gia thành viên. Theo Thông tư này, chỉ những hàng hóa áp dụng quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa, và trị giá của tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ không vượt quá 10% trị giá hàng hóa thì mới được xem là hàng hóa có xuất xứ. Tuy nhiên, nếu nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong các sản phẩm dệt ngoài sản phẩm có mã HS 61, 62 hoặc 63, thì được xem là hàng hóa có xuất xứ nếu nguyên liệu không có xuất xứ ít hơn 10%  tổng trọng lượng của hàng hóa.

3, Miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) (Điều 24)

Các trường hợp sau được miễn C/O:
  • Trị giá hải quan của lô hàng nhập khẩu không vượt quá 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ hoặc trị giá tương đương với đồng tiền của nước thành viên nhập khẩu hoặc theo quy định của nước thành viên nhập khẩu nếu có quy định về trị giá được miễn chứng từ cao hơn;
  • Hàng hóa đã được nước thành viên nhập khẩu miễn hoặc không yêu cầu nhà nhập khẩu phải xuất trình C/O.
4, Thời hạn có hiệu lực của C/O (Điều 22)

C/O được cấp riêng cho từng lô hàng vào lãnh thổ của một nước thành viên hoặc chung cho nhiều lô hàng đối với hàng hóa giống hệt nhau trong khoảng thời gian không quá 12 tháng trên C/O. C/O có hiệu lực trong vòng 1 năm sau ngày phát hành hoặc lâu hơn theo quy định pháp luật của nước thành viên nhập khẩu. Cơ quan cấp C/O là Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu trực thuộc Bộ Công thương ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, và Sở Công thương.

Japan
Vietnam