Nguyên tắc lập hoá đơn đối với trường hợp khách hàng mua hàng không lấy hóa đơn.
Căn cứ Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (có hiệu lực từ ngày 01/07/2013):
+ Tại Khoản 2a Điều 14 quy định :
“Các siêu thị, trung tâm thương mại thành lập theo quy định của pháp luật được lập chung một (01) hóa đơn GTGT cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày (không phân biệt tổng giá trị thanh toán trên 200.000 đồng hay dưới 200.000 đồng). Chỉ tiêu người mua trên hoá đơn ghi rõ là khách hàng mua lẻ không lấy hoá đơn. Trường hợp khách hàng mua hàng tại các siêu thị, trung tâm thương mại (không phân biệt tổng giá trị thanh toán trên 200.000 đồng hay dưới 200.000 đồng) có yêu cầu xuất hóa đơn, các siêu thị, trung tâm thương mại phải lập hóa đơn GTGT cho từng khách hàng theo quy định. …”
+ Tại Khoản 2b Điều 14 quy định :
“Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”. ”
Trường hợp Công ty nếu không phải loại hình kinh doanh “ siêu thị ”, “ trung tâm thương mại ” thì khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế ( nếu có) thì Công ty vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “ người mua không lấy hóa đơn” hoặc “ người mua không cung cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế” theo quy định nêu trên. Việc Công ty đề nghị được lập một bảng kê, cuối ngày xuất một tờ hóa đơn là không đúng quy định.
Chi tiết vui lòng xem Công văn số 6190/CT-TTHT