Theo thông lệ thế giới, trích lập dự phòng rủi ro trên nợ xấu (LLR) của ngân hàng ngưỡng an toàn phải là trên 100%, nhưng đa số các ngân hàng Việt Nam chưa đạt một nửa.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 29/9 cho biết đến tháng 7 các tổ chức tín dụng báo cáo nợ xấu ở mức 4,11%, tổng số nợ xấu ước tính có thể lên đến 500.000 tỷ đồng. Ông cũng nói thêm, thời điểm này số trích lập dự phòng rủi ro đã đến 78.000 tỷ đồng và cuối năm nay tiếp tục tăng để xử lý.
Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Hữu Nghĩa cuối tháng 9 thì cho biết, đến cuối tháng 6, nợ xấu của toàn hệ thống là 160.940 tỷ đồng, số dư dự phòng còn lại của toàn hệ thống đạt mức 77.300 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cuối năm 2013.
Theo con số của ông Nghĩa, tỷ lệ trích lập dự phòng trên nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng tính ra chưa đầy 50%. Đây là tỷ lệ quá thấp trong khi theo thông lệ thế giới, trích lập dự phòng rủi ro trên nợ xấu của các ngân hàng ngưỡng an toàn phải là trên 100%.
Cáo cáo tài chính của các ngân hàng công bố cuối tháng 9 cho thấy hầu hết đều có tỷ lệ quỹ dự phòng trên nợ xấu (LLR) rất thấp. Đa số ngân hàng niêm yết có LLR từ 50 đến 85%, trừ Vietcombank và Sacombank tỷ lệ này trên 100%. Nhóm các ngân hàng chưa niêm yết tỷ lệ LLR hầu hết dưới 50%.
Tên ngân hàng |
LLR (tháng 9/2014) |
BIDV |
91% |
CTG |
78% |
VCB |
106% |
ACB |
54% |
EIB |
32% |
MBB |
83% |
SHB |
37% |
STB |
125% |
HD Bank |
43% (quý I/2014) |
Ocean Bank |
55,9% (quý II/2014) |
Techcombank |
45,2% |
VIB |
77,9% |
Tỷ lệ quỹ dự phòng/nợ xấu (LLR) của một số ngân hàng |
(kinhdoanh.vnexpress.net 2014年12 月29日)